Những ôm trùm nuôi Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo nằm trong danh sách giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. ga dong tao da đỏ, đầu và chân to, thô và xù xì có vảy mọc không theo hàng.


Gà được chăm hơn… người?



 


Với những ai mê thú chơi gà Đông Cảo ở Sài Gòn, chuyện đưa gà tới các trung tâm thú y kiểm tra sức khoẻ định kì hẳn không có gì là lạ. Theo tiết lộ của anh Minh (quận 9, Tp. Hồ Chí Minh), số lần anh ôm giống gà quý này đi khám sức khoẻ còn nhiều hơn số lần anh chở vợ tới bệnh viện.




 







 


Trong khi đó, chị Hà, vợ anh Minh nói: “Chồng tôi nuôi cả trăm con gà, nhưng gia đình cũng hiếm khi dám thịt những chú mãnh kê tiền triệu đó để ăn. Ngay cả khi chúng đã chết, chồng tôi cũng vẫn cứ tiếc hoài”.




“Có lần gà  bị ốm, tôi đã phải bỏ ra tiền triệu để chạy chữa. Nhiều lúc phải mua 1 triệu đồng/liều thuốc, thậm chí ôm gà tới bác sĩ lúc nửa đêm. Rồi khi chạy chữa mãi không khỏi bệnh, gà “qua đời”, tôi buồn cả tháng”, anh Minh kể.


 


Cũng sở hữu cả trăm con gà thuộc loại “của cả đống tiền” như anh Minh, ông Vinh, một tiểu thương buôn bán ở chợ Lớn (Tp. Hồ Chí Minh) cho biết: “Giống gà này thịt rất ngon, nhưng quý nhất vẫn là đôi chân. Nếu chế biến thì có 6 món chính. Chúng tôi thường chỉ lấy lòng đem xào, đùi gà làm giả cầy, chân thì cho hầm thuốc bắc…


 


Bản thân tôi từng bỏ ra hơn 200 triệu đầu tư vào doanh trại nuôi gà Đông Cảo, nhưng cũng chẳng mấy khi dám thịt chúng mà ăn. Loại gà đắt đỏ như này thường được mua về làm quà biếu sếp hoặc cho các “đại gia” nhậu mà thôi”.


 


 


Trở lại câu chuyện gà đi máy bay, ở khách sạn cao cấp như người, ông Vinh nói: “Với những chú gà “khủng”, chúng xứng đáng được đi máy bay, ở biệt thự chứ vì nếu đi tàu xe đường xa như vậy (từ Hưng Yên vào Nam), sức khoẻ của chúng chắc chắn sẽ không đảm bảo”.


 


“Ngay cả khi chúng đã yên phận ở đây rồi, nhiều khi tôi vẫn nhậu không ngon, ngủ không yên nữa là … Nói gì thì nói, cứ phải cho gà ăn no nê đâu đấy xong, mình mới ăn ngon miệng được. Người có thể chỉ ăn 2 bữa/ngày, nhưng gà nhất định phải ăn đủ 3 bữa/ngày.


 


Không ít lần tôi tạm bỏ cuộc nhậu giữa chừng về cho gà ăn mặc dù tôi đã bỏ ra 4 triệu đồng/tháng/người để thuê người chăm gà cho mình”, ông Vinh nhấn mạnh.


 


Tương tự như anh Minh, ông Vinh cũng chi khá nhiều tiền vào việc mua thức ăn “độc, lạ” cho gà. Họ thường rủ nhau mua lươn nhỏ với giá 60.000 đồng/kg, sâu 50.000 đồng/kg …, ngoài ra còn có cám, bắp, đậu xanh, rau củ …về làm thức ăn cho những chú mãnh kê tiền triệu.


 


“Cũng tương tự như người, gà cũng cần đổi bữa ăn hàng ngày, hàng tuần cho bớt ngán”, anh Minh nói.


 


“Chân dài” sao hấp dẫn bằng …gà được?!




 


Với những người phát cuồng vì gà Đông Cảo như anh Minh và ông Vinh kể trên, một cô gái chân dài, ăn mặc “sexy” không thể có sức hấp dẫn bằng một con gà Đông Cảo “khủng” được.




 







 


 


Trở lại câu chuyện về một đại gia từng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua chú gà Đông Cảo “khủng” từ tay anh Minh về cột thả trước cửa tiệm vàng của mình, phóng viên đã đặt câu hỏi: “Nếu thay chú gà Đông Cảo đó bằng một cô gái chân dài, ăn mặc “sexy”, liệu có hiệu quả, thu hút được nhiều sự chú ý hơn không?”.


 


Khi đó, cả 2 “ông trùm” săn gà Đông Cảo này đều khẳng định: “Một cô em chân dài làm sao có thể hấp dẫn hơn một con gà Đông Cảo “khủng” được”.


 


Anh Minh nói: “Người mẫu chân dài mà có đứng đó thì dòm lâu cũng chán, trong khi con gà khủng thì nhìn mãi cũng chẳng thể nào chán được mà bất cứ ai cũng muốn dòm “vật thể lạ” đó”.


 


 


Anh Tuấn


Hướng đi cho gà đông tảo

 Ở Sài Gòn, những câu chuyện về ga dong tao được lan truyền trong các nhóm người cùng chung sở thích, qua những buổi hẹn “cà phê” hoặc lai rai, tuyệt nhiên mồi nhậu không phải là gà đông tảo!


Dân nhậu ưa món chân gà hấp hoặc nướng; cặp chân sù sì “thừa kế” của “khủng long” nhưng khi luộc, hấp rau răm hay nướng, các búi da co lại nhìn như chân gà thường nhưng to nên bắt mắt, mềm và béo. Ở Sài Gòn, những câu chuyện về gà đông tảo được lan truyền trong các nhóm người cùng chung sở thích, qua những buổi hẹn “cà phê” hoặc lai rai, tuyệt nhiên mồi nhậu không phải là gà đông tảo!



Gà đông tảo nổi tiếng bởi giống gà to con, dáng hình bệ vệ, có thể dùng làm cảnh, gà thịt và quý nhất là làm đồ cúng tế. Thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi là những điểm ưa thích chung của những người nuôi gà đông tảo (bán gà giống, gà kiểng và nhân đàn gà thịt). Tuy nuôi được nhưng tại nhà ông Thuận, khi cần thực phẩm “lạ” đãi khách và thực tế thì chỉ những chú gà trống dư “biên chế” 1 trống 4 - 5 mái và có dấu hiệu “yểu tướng” mới được xẻ thịt. Thịt gà đông tảo rất ngon, ngọt hơn thịt chim đại bàng. Với một gà trống 5 - 6 kg, khi ra thịt, khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau nhưng người thưởng thức vẫn cảm nhận trong thịt không có gân, không dai. Mới, lạ, ngon, dễ chế biến, chế được nhiều món ăn đặc sản truyền thống và cách tân (thay thịt gà lôi, đà điểu) là ưu điểm chung của thịt gà đông tảo được các nhà hàng, khách sạn, resort ưa chuộng. 



 Việc chăm sóc sức khỏe đàn gà được quan tâm đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh, tỷ lệ ấp nở, nuôi sống cao, đàn gà lớn đồng đều. Cụ thể: dùng giống thuần, chích ngừa tả, lỵ, thương hàn, xổ lãi, duy trì khẩu phần ăn uống, bổ sung sắt, khoáng chất và premix. Nuôi gà đông tảo cần đặc biệt quan tâm bảo quản gà con. Khi mới nở, ngoài vài ba cọng lông cánh nhỏ, gà con mang lông tơ đầy mình. Sau 3 - 4 tuần tuổi, gà rụng hết lông tơ mới mọc lông vũ một cách chậm chạp trong 4 - 5 tháng. Giai đoạn này gà con rất dễ bị sưng phổi, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng ruột, thậm chí bị thương tích đến chết do c


ác con gà giống khác mổ ăn lông cánh non đang mọc; vì thế cần bố trí khu nuôi riêng

.

Vị trí treo tranh thêu chữ thập

 


Thường thì mọi người hay chú ý treo tranh thêu chữ thập ở phòng khách hay phòng ngủ mà quên đi vị trí cầu thang.Một vị trí không quá riêng tư và là nơi thường xuyên đi qua nhất. Lỗi lên cầu thang là một vị trí thích hợp để treo những bức tranh theu chu thap sao cho nỗi bật.





Nên chọn vị trí treo tranh ngang với tầm mắt 


Tầm mắt nhìn được xác định bằng chiều cao khoảng 1,4-1,5 m tính từ sàn nhà. Ở chiều cao này thích hợp hơn để treo các bức tranh lớn. 


 


Tầm mắt người ngồi thường thấp hơn, vì thế khi treo tranh ngang tầm mắt ngồi bạn có thể vừa ngồi và vừa ngắm tranh một cách thoải mái nhất. Các khu vực thường treo tranh ở tầm mắt ngồi có thể kể đến là: gần bàn trang điểm, góc đọc sách, khu vực làm việc hay gần quầy bar phòng bếp… 


Kích thước bức tranh nên chiếm khoảng 2/3 diện tích mảng tường. 


 


 

tranh theu chu thap



 




 



Chú ý kích thước của tranh thêu chữ thập với mảng tường trống


Khi quyết định treo tranh chu thap trong nhà, bạn cần cân nhắc khoảng trống của bức tường và việc bố trí sắp đặt của căn phòng. Bạn hãy treo những bức tranh thêu nhỏ ở giữa cửa sổ và cửa chính. Nếu treo những bức tranh theu chu thap nhỏ ở không gian quá rộng, trông chúng sẽ như bị chìm lấp.


 



Kết hợp theu chu với những đồ trang trí khác




Trưng bày bộ sưu tập tranh ảnh là giải pháp đơn giản để làm điệu mảng tường trống. Nhưng để bộ sưu tập hấp dẫn hơn, bạn có thể kết hợp nó với lọ hoa hoặc đĩa trang trí...






 


Anh Tuấn


 



 

Vị trí treo tranh thêu chữ thập


Thường thì mọi người hay chú ý treo tranh thêu chữ thập ở phòng khách hay phòng ngủ mà quên đi vị trí cầu thang.Một vị trí không quá riêng tư và là nơi thường xuyên đi qua nhất. Lỗi lên cầu thang là một vị trí thích hợp để treo những bức tranh theu chu thap sao cho nỗi bật.

Nên chọn vị trí treo tranh ngang với tầm mắt 
Tầm mắt nhìn được xác định bằng chiều cao khoảng 1,4-1,5 m tính từ sàn nhà. Ở chiều cao này thích hợp hơn để treo các bức tranh lớn. 


Tầm mắt người ngồi thường thấp hơn, vì thế khi treo tranh ngang tầm mắt ngồi bạn có thể vừa ngồi và vừa ngắm tranh một cách thoải mái nhất. Các khu vực thường treo tranh ở tầm mắt ngồi có thể kể đến là: gần bàn trang điểm, góc đọc sách, khu vực làm việc hay gần quầy bar phòng bếp… 
Kích thước bức tranh nên chiếm khoảng 2/3 diện tích mảng tường. 





Chú ý kích thước của tranh thêu chữ thập với mảng tường trống
Khi quyết định treo tranh chu thap trong nhà, bạn cần cân nhắc khoảng trống của bức tường và việc bố trí sắp đặt của căn phòng. Bạn hãy treo những bức tranh thêu nhỏ ở giữa cửa sổ và cửa chính. Nếu treo những bức tranh theu chu thap nhỏ ở không gian quá rộng, trông chúng sẽ như bị chìm lấp.


Kết hợp theu chu với những đồ trang trí khác
Trưng bày bộ sưu tập tranh ảnh là giải pháp đơn giản để làm điệu mảng tường trống. Nhưng để bộ sưu tập hấp dẫn hơn, bạn có thể kết hợp nó với lọ hoa hoặc đĩa trang trí...


Anh Tuấn

Niềm đam mê và sự cuốn hút kỳ lạ trong tranh thêu chữ thập Việt

 Không chỉ có các nghệ nhân, ngay cả những người phụ nữ bình thường cũng có thể làm đẹp cho ngôi nhà của mình bằng cách bức tranh thêu chữ thập do chính tay mình tạo nên.



 


 Bằng sự khéo léo của mình những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta trở nên sinh động qua các bức tranh theu chu thap …



Những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc luôn được ấp ủ trong những bức tranh thêu chữ thập. Nếu những bứctranh thêu chữ thập không được gửi gắm ước mơ, tâm hồn của của người thêu thì những bức tranh đó cũng trở nên vô nghĩa



 


Cảm giác khi xem tranh đẹp giống như đang yêu


 


Một nghiên cứu cho thấy khi con người ngắm những kiệt tác hội hoạ, hoạt động trong vùng não tăng lên giống như khi chúng ta yêu ai đó. Telegraph cho biết, giáo sư Semir Zeki, một nhà sinh học thần kinh của Đại học UCL (University College London) tại Anh muốn tìm hiểu hoạt động của não khi con người xem những tác phẩm hội hoạ. Ông cùng các đồng nghiệp chụp não của 28 người tình nguyện trong lúc họ ngắm những tác phẩm của nhiều danh hoạ nổi tiếng. Kết quả cho thấy lượng máu


 







 



 Từ công dụng trang trí cho các mặt hàng như khăn lau chén đĩa, các vật dụng làm từ vải lanh dùng trong gia đình và khăn lót ly tách, tranh thêu chữ thập đã phát triển thành những mặt hàng mang tính nghệ thuật cao được treo trang trọng trong các tư gia, địa điểm tiếp khách thể hiện được tính lịch sự, trang nhã.


Điều đặc biệt của tranh chu thap là chỉ bằng đường kim mũi chỉ, những hoạt động bình thường hằng ngày đều trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho dòng tranh này. Hành trình đến với đất nước Việt Nam đã giúp tranh thêu chữ thập sáng tạo nên những chủ đề độc đáo như tĩnh vật, biển đảo, các chủ đề dân gian, hoa sen..



 


 Cùng với sự phát triển của tư duy, tranh thêu chữ thập ngày nay phát triển trên nhiều chủ đề mới lạ, độc đáo. Tranh thêu chân dung, tranh hai mặt thể hiện sự cao tay của nghệ nhân. Bởi những đặc tính rất riêng đó, không khó để nhận ra người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật thuần Việt này phần đa là phụ nữ - và là những người có kiến thức về thẩm mỹ. Thêu chữ thập-theu chu thap còn góp phần vào sự khẳng định những đức tính tuyệ vời của người phụ nữ Việt Nam mà không ở nơi nào sánh được


 


 


Anh  Tuấn


 


Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những loài gà Việt Nam

Các loài Gà ở Việt Nam được phân bố rộng trên thế giới, kích thước cỡ trung bình, số loài có cỡ lớn, bé rất ít như gà lôi trắng, gà rừng Gallus gallus, gà đông tảo - gà dong tảo, gà lôi hông tía Lophura diardi ...

 

Đặc điểm bên ngoài của họ Trĩ thường sống trên mặt đất. Chân chắc, đầu không lớn, mỏ ngắn, khoẻ và hơi cong. Cổ ngắn nhắm thích nghi với điểu kiện kiếm ăn trên mặt đất và các bụi thấp.

 

1. Gà Đông Cảo nổi tiếng với "chân rồng”

Hình ảnh ví von con gà Đông Cảo kéo cầy thay trâu, có thể hình dung ra hình dáng con gà Đông Cảo này to khỏe tới mức nào. Gà Đông Cảo là vật phẩm tiến vua một thời, bởi thịt giòn và ngọt, đó là chưa kể đến dáng dấp rất "oai phong” của giống gà này với trọng lượng lên tới 6 – 7 kg, đầu to, mào lớn đỏ tía, ngực nở, chân như hai cây cột có vẩy giống như vẩy rồng. 

 


 

2. Gà lôi trắng Lophura nycthemera 

Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Đã gặp chúng ở độ cao từ 500 – 1000m và trên các đỉnh núi cao từ 1200 – 1800m. Kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. Gặp chim đực khoe mẽ vào đầu tháng 2.


Gà lôi trắng Lophura nycthemera – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

 

3. Gà rừng Gallus gallus

Chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5kg. Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ thua chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mỏ thịt đỏ. Chân xám nhạt. Gà rừng sông định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày: sáng sớm và xế chiều. Buổi tối gà tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang.


Gà rừng Gallus gallus ảnh: Tăng a Pẩu

 

4. Gà lôi hông tía Lophura diardi 

Chim đực trưởng thành mào dài (70 – 90mm), thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn. Đuôi thẳng và tròn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt. Mặt đỏ nâu. Da mặt và chân màu đỏ. Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam


Gà lôi hông tía Lophura diardi – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

 

5. Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis 

Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen Một đặt điểm dể thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Nhữnglông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen. Mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng; đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Plâycu và Phần đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta.


Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

 

5. Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi 

Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía. Lần đầu tiên được phát hiện trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam trên độ cao 50 – 200m của rừng thứ sinh. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.


Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

 

6. Gà lôi tía Tragopan temminckii – ảnh: Dick Daniels 

Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Yếm màu xanh da trời có chấm đỏ. Chân hồng. Chim đực non 1 năm tuổi giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô hơn so với chim đực. Da quanh mắt có màu hơi xanh lam. Việt Nam: Chỉ gặp ở Lào Cai (Gần Sapa, trên độ cao 2000 – 3000m). Loài đặc hữu VN vả đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam


Gà lôi tía Tragopan temminckii – ảnh: Dick Daniels

 

Anh  Tuấn

phong cách trong tranh thêu chữ thập

Trong suốt thời phong kiến, nghề thêu tay chủ yếu là phục vụ cho giới quý tộc. Ngày ấy, sợi chỉ được nhuộn bằng củ nâu, củ chàm vỏ bàng, nước điệp, lá vông, đá mài, hoa hòe... Thô sơ là thế, nhưng bằng bàn tay khéo léo, các nghệ nhân vẫn tạo nên những bức tranh theu chu thap làm mê đắm lòng người.



 

Ông thi đỗ Tiến sỹ vào thời vua Lê Chân Tông (1643-1649). Năm 1646, ông được cử đi sứ sang Trung Quốc. Chuyện kể rằng vì thấy ông là người thông minh nên người Trung Quốc đã bày kế nhốt ông trên một cái lầu cao. Trên đó chỉ bày một pho tượng bằng đất, một bức nghi môn và hai cái lọng. 


 

Mấy ngày sau, ông đã đến gần pho tượng và ngửi thấy mùi bánh khảo quê nên đã bẻ tượng ra để ăn cho khỏi đói. Thời gian sau đó, ông hạ bức nghi môn xuống, tháo ra, quan sát tỉ mỉ từng sợi chỉ, từng đường theu chu thap với tâm niệm rằng nào để khi về nước truyền dạy cho người Việt. Ở trên lầu một thời gian không thấy ai mang thang lại cho xuống, vì thế, ông nghĩ ra cách kẹp hai cái lọng vào hai bên mình mà nhảy xuống. Triều đình nhà Minh thừa nhận ông là người thật sự thông minh, vì thế buộc phải để ông về nước…

Về nước, ông đã bắt tay truyền dạy nghề thêu cho con cháu. Nghề thêu nước ta phát triển kể từ ngày đó. Những tài liệu xa xưa cho thấy, trải qua những biến động của lịch sử, nghề thêu tranh có lúc thăng lúc trầm, thậm chí có lúc mai một đi, song nghề thêu tranh vẫn luôn giữ được “lửa” để truyền từ đời này sang đời khác.

Ở Việt Nam, tranh thêu tay - tranh thêu chữ thập là một nghề truyền thống lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử, nghề thêu tranh tay vẫn giữ được bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc.


 


 


 



Với chất liệu (chỉ, vải) ngày một phong phú, với ý thức sáng tạo nghệ thuật, người nghệ nhân đã dần biến thanh thêu vươn đến đỉnh cao của nghệ thuật. Không chỉ là những đường kim mũi chỉ, tranh chu thap đã thể hiện được cả những thăng trầm của thời gian, tái hiện những biến cố của lịch sử. Đồng thời, mỗi bức tranh thêu chỉ còn ẩn dấu vẻ đẹp của văn hóa dân tộc, vẻ đẹp mộc mạc và giản dị và cả tình người chân thành nồng ấm của người Việt Nam…

Từ việc phục vụ cho các vua chúa, dần dần, tranh thêu trở lên phổ biến và nghề thêu tay cũng trở lên rộng khắp trong cả nước. Mới đầu, thêu tranh chỉ là công việc dành cho phụ nữ, giờ đây, nhiều nam giới cũng đam mê, miệt mài với những đường kim mũi chỉ.



 


 

Anh  Tuấn

Thị trường tranh thêu chữ thập những ngày cuối năm

Thị trường tranh thêu chữ thập cả nước hiện nay chiếm đến 95% là thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xét về tốc độ gia tăng các cửa hàng bán tranh thêu chữ thập thì Thị trường Hà Nội gia tăng một cách chóng mặt trong nửa năm gần đây.


tranh thêu chữ thập

 

 Trước thị trường cạnh tranh sôi động như vậy, các dịch vụ kinh doanh đã thực hiện những chiến lược hút khách riêng biệt. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, hầu hết các chủ cửa hàng đều tìm mối nhập hàng giá rẻ và chất lượng tốt. Được biết, các chủ buôn bán tranh thêu đều nhập hàng từ Trung Quốc, giá mẫu thêu lấy tận nơi sản xuất dao động khoảng 10.000 – 600.000 đồng/mẫu. Vì vậy khi đem về bán có thể lãi gấp 2 – 3 lần so với giá gốc. Đặc biệt, nhiều cửa hàng còn ký hợp đồng phân phối dài hạn với hệ thống theu chu thap lớn của Trung Quốc như hệ thống Candy shop.

 

 Các shop tranh theu chu thap online, mẫu hàng mới về đưa lên nhanh chóng, với đơn giá đi kèm. Khách hàng muốn mua chỉ cần đăng nhập tài khoản, cung cấp địa chỉ, có thể nhận hàng tận nơi, với giá rẻ và tiết kiệm thời gian. Tuy chất lượng hàng kém hơn so với các cửa hàng lớn, nhưng mặt hàng này bán khá chạy bởi giá cả rẻ phù hợp với những người có thu nhập trung bình hoặc thấp. Đặc biệt, khi mua tranh thêu ở các ki ôt nhỏ lẻ tại chợ, còn được giảm giá so với giá gốc niêm yết khoảng 5.000 – 10.000 đồng/mẫu.

tranh theu chu thap


Để cạnh tranh hiệu quả, mỗi một loại hình dịch vụ đều có những chiến lược riêng. Các cửa hàng lớn thu hút khách hàng chủ yếu bằng thương hiệu và chất lượng sản phẩm; có catalog cung cấp toàn bộ kiểu tranh mới nhất để khách hàng có thể ngồi nghiên cứu và lựa chọn. Đồng thời, còn có dịch vụ tư vấn khách hàng chọn sản phẩm phù hợp với không gian nhà ở, phòng làm việc; dạy mẹo thêu…

Nhưng vẫn tồn tại một hạn chế lớn, trong khi nhu cầu tranh chu thap lớn như vậy mà vẫn phải nhập hàng từ Trung Quốc. Ở góc độ kinh doanh, thực chất chúng ta chỉ là người bán thêu cho họ. Người tiêu dùng hy vọng, những nhà sản xuất ở Việt Nam nghiên cứu, thiết kế, tạo thương hiệu độc quyền cho mình để có những sản phẩm tranh mang bản sắc văn hóa Việt Nam.


 


Anh Tuấn


Thú nuôi gà Đông Tảo

 Những chú gà trống trông thật “hầm hố”, mỗi khi chạy chân nện xuống đất phát ra tiếng lịch bịch khá nặng nề. Đó là giống gà Đông Tảo - ga dong tao hay gà chân voi (do chân rất to) đang được giới chơi gà và các đại gia săn lùng đã tạo nên một cơn sốt… 


 



 


 


Lạ ở chỗ, trại gà giống Đông Tảo thuần chủng lớn nhất nước hiện nay không nằm ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) . Lâu nay ta thường nghe nói đến thú chơi cây cảnh, cá cảnh, chó cảnh, chim cảnh, giờ nhiều người còn chọn… gà để chơi cảnh.


 


 



 

Tuy nuôi gà Đông Tảo dễ hơn so với các loại chim, cá cảnh bởi không tốn nhiều công chăm sóc nhưng muốn có một chú gà ưng ý người chơi cũng phải đầu tư khá nhiều thời gian. Để chọn được một cặp gà giống đẹp (gồm con trống và con mái) có nhiều cách, người chơi có thể mua lại, trao đổi với những người cùng chơi hoặc tự tay cho ấp trứng, sau đó chọn ra những con tốt để chơi và làm giống. 

 


 

Người đam mê gà thực thụ thường chọn cách thứ hai, bởi ai cũng muốn tự tay nuôi nấng, chăm sóc những chú gà “cưng” theo sở thích ngay từ khi chúng vừa chào đời. Anh Nguyễn Văn Hùng (nhà ở đường Trần Đồng, TP.Vũng Tàu) có nhiều năm chơi gà cảnh cho biết: sau khi xem thông tin trên mạng, người chơi sẽ liên hệ trực tiếp với chủ, hỏi kỹ các thông tin như màu sắc, mồng gà, độ dài chân, hình dáng chân, thói quen, mức độ thân thiện, thực đơn ăn uống, giá cả và yêu cầu gửi kèm hình ảnh của chú gà.

 

 

 

Tổng hợp

Thủ thuật thêu tranh chữ thập cho người mới bắt đầu

 Trước tiên bạn phải tìm tâm cho bức tranh thêu chữ thập bằng cách gấp tư miếng vải, trên mẫu thêu cho sẵn cũng có tâm bức tranh , đó là giao điểm của 2 mũi tên trên sơ đồ, bạn có thể thêu từ tâm bức tranh , như thế đảm bảo bức tranh thêu của bạn sẽ nằm chính giữa mảnh vải.


 


- Thông thường chỉ thêu được sắp 6 sợi một, khi thêu bạn phải rút từng sợi, bạn hãy dùng 2 ngón tay, cầm vào đầu 1 sợi chỉ và rút thẳng tay, sợi chỉ sẽ được rút ra mà không bị rối. 


- Đối với mỗi loại vải thì số lượng sợi chỉ thêu yêu cầu là khác nhau, thông thường vải aida 14 cần thêu 2 sợi chỉ, vải aida 11 cần thêu 3-4 sợi chỉ. trước khi bắt đầu thêu, bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc gọi điện cho người bán hàng để biết rõ cỡ vải bạn định thêu và số chỉ cần thêu.


 


- Bạn phải tìm tâm cho bức tranh theu chu thap bằng cách gấp tư miếng vải, trên mẫu thêu cho sẵn ( chart) cũng có tâm bức tranh , đó là giao điểm của 2 mũi tên trên sơ đồ, bạn có thể thêu từ tâm bức tranh , như thế đảm bảo bức tranh thêu của bạn sẽ nằm chính giữa mảnh vải.
- Không được dùng các loại bút thông thường để vẽ sơ đồ thêu lên vải, bạn sẽ không giặt sạch được các đường kẻ này, nhất thiết phải sử dụng bút chuyên dụng được bán tại tranhtheuthudo.net
- Để thành phẩm thêu đẹp, bạn phải thêu vừa tay, không rút chỉ mạnh quá làm cho mất hình dáng chữ xx, các chữ x bạn thêu đúng vào 4 lỗ của 1 ô vuông thì chữ x sẽ vuông vắn, đẹp. 
- 4 kỹ thuật thêu cơ bản: 
  Các ký hiệu trên chart thêu chỉ là ký hiệu chỉ thị mầu, mỗi ký hiệu khách nhau thể hiện một màu chỉ khách nhau, toàn bộ bức tranh của bạn đều phải được thêu từ các dấu x hoặc dấu ///.
Cách thêu này đều có trong bản hướng dẫn kèm theo trong mỗi kit thêu. 
Tuy nhiên, mình cũng xin giới thiệu kỹ hơn về phương pháp thêu Full stitch để các bạn dễ hiểu hơn:



  • Gập miếng vải làm tư, tìm điểm trung tâm



  • Đối chiếu với điểm trung tâm của chart



  • Thêu mũi đầu tiên để đánh dấu vị trí trung tâm của tranh chu thap. Cách làm này giúp hạn chế đáng kể sai sót khi đếm ô 





 

 


Các mũi thêu cơ bản


 Lưu ý: 

 1. Trên mỗi tờ chart đều có những ký hiệu hoặc in mầu khác nhau để biểu thị cho các code chỉ, mỗi một ký hiệu hoặc mỗi màu biểu thị cho một code chỉ.
2. Bên cạnh mỗi một code chỉ đều có chú thích dùng code chỉ này để mũi thêu X (Xstitch), hay nửa mũi X (haftstitch), hay mũi ¼ X, hay backstitch, cần phải thực hiện đúng yêu cầu mới được một tác phẩm đẹp.

 


a. Mũi đầy đủ (full stitch, Xstitch)


Đây là mũi chữ thập trọn vẹn, thường gặp nhất. Nên thêu từng hàng hoặc từng cột. Lưu ý là các mũi chỉ để hoàn thiện một chữ "X" nên theo cùng một hướng hoặc ////// hoặc là \\\\\. Nếu mũi full bắt đầu / trước rồi \ sau thì mũi half sẽ là /



 

 



 




b. Mũi ½ (half stitch), mũi ¼ (quarter stitch), ¾ (three-quarters stitch)


 



 


c. Mũi viền (backstitch)


Đường viền giúp cho mẫu thêu được sắc nét và cá tính, thêu mũi đột giống như là may quần áo bình thường.
Đi back stitch từng ô một để đường chỉ được sát với mặt vải hơn, với các đường cong uốn lượn trên hình có thể kéo chỉ tạo thành đường chéo qua 1,2 thậm chí là 3 ô. Nếu backstitch chéo ô thì nên thêu ô đó mũi 3/4, nhìn sẽ đẹp và sắc sảo hơn là thêu fullstitch.



 

 


d. Mũi con bọ (French-knot)



Mũi này thường được dùng để thêu nhuỵ hoa, mắt của động vật, nói chung là các chi tiết hình tròn cần sự nổi bật
Lên kim từ lỗ của 1 ô stitch, một tay bạn tỳ kim nằm ngang trên mặt vải, một tay cuốn chỉ quanh đầu kim (có thể cuốn 2-3 hoặc 4 vòng chỉ tuỳ theo độ to nhỏ của mũi French knot mà bạn muốn thêu), kéo các vòng chỉ này xuống sát với tay bạn đang giữ kim và rút kim từ từ, khi đã tạo một gút trên sợi chỉ, bạn đâm kim xuống mặt trái của vải và kéo từ từ để lại gút vừa tạo nằm lại trên mặt vải (lưu ý: ko kéo mạnh quá làm gút trên chỉ theo kim xuống mặt sau của vải).




 




Làm sạch và giữ gìn thành phẩm



- Khi thêu cần đảm bảo rằng tay của bạn đã được rửa sạch.


- Để đảm bảo tác phẩm thêu khi hoàn thiện của bạn được sạch sẽ và phẳng phiu, sau khi thêu xong cần dùng bột giặt trung tính giặt lại tác phẩm trong nước ấm hoặc nước lạnh, không nên để tác phẩm vào cùng giặt với các món đồ khác (cần ghi nhớ là không nên giặt khô, không nên vò, ép và chà xát vào mặt vải), sau khi xả sạch lấy tác phẩm từ nước ra, trải tác phẩm lên trên một cái khăn bông khô sạch màu trắng đã được trải sẵn, sau đó cuộn tấm khăn đó lại để lấy hết phần nước còn trong tác phẩm ra. Trải phẳng và phơi khô ở nơi thoáng gió, sau khi phơi khô lấy bàn ủi ủi phẳng tác phẩm ở mặt trái.

- Khi ủi, cần ủi ở mặt trái, đưa bàn ủi di chuyển từ trước ra sau, như vậy tác phẩm sẽ phẳng phiu không làm tổn hại tới mũi chỉ thêu.


Thêu với cườm



- Yêu cầu về vải: phải là vải 11ct (hoặc 22ct thêu 2 ô một).

- Yêu cầu về kim: kim chuyên dùng cho đính cườm là loại nhỏ, dài, thân rất mảnh, lỗ rất nhỏ (để xuyên được qua hạt cườm), mũi rất nhọn

- Yêu cầu về chỉ:

+ Màu chỉ: trong sách hướng dẫn là dùng chỉ cùng màu với cườm, và khi màu cườm sẫm thì chọn màu chỉ cùng tone nhưng nhạt hơn, tuy nhiên kinh nghiệm từ các forum thêu thùa trên mạng thì lại cho rằng nên dùng chỉ cùng màu với vải (ví dụ vải trắng chỉ trắng, vải ngà chỉ ngà...), vì ngoài việc màu chỉ chìm vào màu vải thì còn giúp ta tiết kiệm rất nhiều thời gian đổi chỉ, ngoài ra chỉ cần dùng chỉ may thông thường thay vì dùng chỉ DMC, thậm chí còn dai hơn.

+ Số sợi chỉ: nên thêu 2 sợi, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hay bảo quản, nếu 1 sợi đứt (rất hiếm khi xảy ra) thì vẫn còn 1 sợi.

+ Cách xỏ chỉ (thêu 2 sợi): xỏ 1 sợi chỉ qua kim rồi chập đôi thành 2 sợi, như hình minh hoạ.




 



- Cách thêu cườm: Đòi hỏi duy nhất của việc thêu cườm là "Tất cả các hạt cườm phải nằm song song/xoay cùng một hướng với nhau". Nếu đúng là "thêu chữ x" bằng cườm thì khá phức tạp, thông thường chỉ cần dùng một đường chéo (mũi half) là đuợc rồi, và hạt cườm nằm chéo góc nhìn cũng xinh và bao kín ô vải hơn hạt cườm nằm ngang.


 


Đây là một chart đơn giản nhất , bạn thử thêu nhé: 


Thành phẩm theu chu thap sẽ như thế này :



 

 
tranh theu tay, tranh son dau, tranh phong thuy